TL; DR: Cực dài, nhiều chữ ít hình. Nên xem qua ít nhất tóm tắt của cuốn sách. Still, chỉ đọc khi đủ thời gian.
Bởi vì các phim giờ hơi chán và dễ thấy là anti-C, nên trong thời gian giải trí ít ỏi sau công việc chồng chất, tôi quyết định quay về xem mấy quyển classic.
Thì hoá ra cũng anti C nốt.
Cuốn sách tôi muốn phân tích hôm nay, là Ch** ruồi (L*rd of the Fl.i.es), một trong vài quyển xếp vào kinh điển của văn học hiện đại phương Tây. Để đọc bài viết này, các bạn cần phải tự đọc ít nhất tóm tắt của truyện ở đây:
https://en.wikipedia.org/wiki/Lord_of_the_Flies
Khi đã nắm cơ bản cốt truyện, các bạn có thể đọc tiếp phần dưới. Không có thời gian sắp xếp, nên tôi sẽ không mào đầu nhiều, mà đi luôn vào các nhận định về thông điệp antiC của cuốn sách này.
Ch** ruồi gồm các nhân vật và vai trò anti-C như sau :
Jack: kẻ ác chính, kẻ sẵn sàng dùng bạo lực để đạt mục đích thành thủ lĩnh của đám trẻ trên đảo. Có thể nói, đây chính là ngụ ý về J*sus, thủ lĩnh tinh thần có nhiều tín đồ nhất trên thế giới.
Ralph: nhân vật chính, thủ lãnh đầu tiên, người nỗ lực tuân theo nguyên tắc và hướng tới một cộng đồng quy củ aka văn minh, nỗ lực duy trì ngọn lửa để gửi tín hiệu tới trời cao. Nhân vật này thực chất ngụ ý ch.úa của J, J*h. o.vah, Ch.úa Cha, vị Chúa Cựu ước có trước J*sus và về sau bị J*sus lật ngôi trong Tân Ước (vụ lật ngôi này sẽ bàn ở cmt hoặc khi nào khác có dịp).
Mặc dù hình tượng Ch** Cha của Cựu Ước có nhiều nguồn cho rằng được xây dựng từ một thần ác xứ C*n**n. Ngọn lửa gửi lên trên cao tất nhiên trong truyện muốn ta tin là đại diện cho nỗ lực hướng tới nền văn minh, nhưng ý nghĩa ẩn cũng có thể là nhắc về tập tục hiến tế trong lò lửa với vị thần ác này.
Piggy: nhân vật hiểu biết, người cuối cùng vẫn trung thành ở lại bên Ralph, bị phe ác hại chết. Piggy đại diện cho giới trí thức, cái kính của Piggy giúp tạo ra lửa để làm tín hiệu cầu cứu máy bay đi qua đảo. Một ẩn dụ hơi rõ về Prometheus, vị thần Hy Lạp đã trao tặng lửa cho người, cũng là vị thần gắn với sáng tạo, khoa học, nghệ thuật và sự nổi loạn chống lại cường quyền, bởi đây là vị titan duy nhất dám chống lại Zeus để đứng về con người.
Roger: đối ngẫu với vai Piggy vốn là đồng đội trung thành của Ralph, thì Roger là cánh tay thân cận đắc lực của Jack, trầm lặng, cao lớn, nhiều tuổi, có đầu óc, song luôn tính toán chọn ngả theo phe nào có lợi và có thể trở nên rất tàn bạo, chính là người tạo ra cái bẫy giết chết Piggy. Về nhân vật này thì tôi không quá chắc, phải đọc thêm mới rõ, nhưng gut feel là nói về tầng lớp trí thức mà ngả theo giáo hội, hay còn bao gồm tầng lớp tăng lữ, vốn cũng là những trí thức đầu tiên của Châu Âu. Một ví dụ cho nhóm người này mà đến giờ vẫn hay bị phe kia bỉ bôi dai dẳng là Ngài Newton.
Hòn đảo: nơi xảy ra nhiều tội ác, tất nhiên ngụ ý chính là vườn địa đàng
Con thú tưởng tượng: thực chất chính là cái xác của viên phi công chẳng may gặp tai nạn. Nghe khủng khiếp, thật ra không có thật, hay là các thảm hoạ vẽ ra có thể đều chỉ là sản phẩm của sự ngẫu nhiên. Đây thực chất là ngụ ý về con rắn, con rồng, con quái thứ nhất, con vật khổng lồ thần thoại Leviathan, hay tổng quát là một dạng abstraction về nguồn cơn tội lỗi hay nguy cơ của thế giới mà phe antiC cho rằng C từng bịa ra để nhờ đó thao túng nhân loại. In short, một cáo buộc về fear marketing.
Anh em sinh đôi Sam and Eric: những người đầu tiên phát hiện ra viên phi công, cũng là thành viên phe tốt, sau bị tra tấn phải gia nhập phe ác. 2 nhân vật này, đôi lúc được gọi chung bằng 1 tên Sameric, chính là đại diện cho dualism, học thuyết bắt nguồn từ Bái hoả giáo, cũng được tin là nguyên lý chính của S*tanism. Tự sự về sau gia nhập phe ác do bị ép buộc thì lại khớp cả với những cáo buộc lịch sử cho rằng C vừa chống dualism, vừa vay mượn từ dualism để suy ra khái niệm song tính lẫn tam vị nhất thể. Những điều này hoàn toàn phù hợp với một cáo buộc sau chót, là C có thói quen sau khi nuốt các tôn giáo, tín ngưỡng nhỏ, thì vừa chôm chỉa từ chúng vừa biến các vị thần của những niềm tin này trở thành kẻ ác trong tự sự của mình. Bỏ nhỏ, dualism và bái hoả giáo cũng được tham chiếu ngầm ngay trong video Kwangya escape part 3, phần tôi chưa kịp viết vì lý do chính là bận và lý do thứ chính là lười.
Đến đây thì ta đã có thể bàn kỹ về Simon, nhân vật thực chất là trung tâm của truyện:
Đại diện cho tính thiện của con người, song không phải cái thiện được instilled nhờ văn minh, mà là một tính thiện nguyên bản, hoang dã, aka, một noble savage. Simon thích ở một mình, là người duy nhất khám phá ra sự thật về con thú, cuối cùng lại bị đám đông đập chết vì tưởng lầm là con thú.
Đây chính là ẩn dụ cho nhân vật Saint John the Baptist.
Thực ra, khi nghe tóm tắt về nhân vật trên, có thể một vài bạn lại nghĩ về Jesus thay vì Saint John the Baptist. Bởi vì các chi tiết trên của Simon cũng gợi nhớ tới sự tuẫn nạn bi kịch của Jesus, bị đám đông đóng đinh trong khi họ lại chọn tha cho một tay ăn cắp. Jesus chết thực ra không vì ông phạm tội nào, mà chính vì ông dám nói sự thật.
Tuy nhiên, khi đọc đủ nhiều về C và antiC thì ta nói chung sẽ phân biệt được những thứ giống nhau mà lại rất khác nhau, giữa 7 và 6, hay những thứ “tưởng dzậy mà ko phải vậy”.
Jesus trong Kinh Thánh có 1 đặc điểm tối quan trọng mà ở đây thiếu vắng: Jesus sẽ được phục sinh. Jesus là một thủ lĩnh thành công, không phải một thủ lĩnh yểu mệnh. Câu truyện về Jesus sẽ luôn là một câu chuyện có climax.
Tiếp, nếu còn để ý quan sát chi tiết hơn, ta sẽ thấy phong cách của Jesus được Kinh Thánh mô tả chưa bao giờ mang tính “hồn nhiên” pha lẫn “trầm lặng”, aka không hề là emo, mà khá là cương nghị, trưởng thành và có khả năng phục chúng. Bỏ nhỏ bis, pieta của Michealangelo vì thế càng nhiều khả năng là một sự ngầm phá hoại hình ảnh Jesus.
Đến đây sẽ thấy, nhân vật duy nhất trong Kinh Thánh mà thoả mãn đầy đủ đặc điểm: nhạy cảm mong manh, nhưng dám khát khao truy cầu sự thật, dám nói sự thật, và kết cục lại chết oan ức, sẽ không phải Jesus, mà chỉ có thể là Saint John the Baptist.
Tại sao Saint John khá dễ nhầm sang Jesus thì lại đơn giản chính vì cánh tả từng cho rằng Kinh Thánh đã chôm chỉa tự sự của Saint John the Baptist để xây dựng hình ảnh của Jesus (ai còn nhớ tôi từng viết gì trong Parasite part 3 không?).
Quay về với truyện, Simon cũng là nhân vật duy nhất từng có cuộc trò chuyện tưởng tượng với cái đầu lợn, một ẩn ý về nhân vật duy nhất có thể chạm đến các tầng vỉa tâm linh, kết nối được với các ý niệm trác tuyệt, hoàn toàn chỉ từ bản năng mà đúc rút ra các siêu nghiệm về bản chất thế giới, ko cần bị conditioned bởi luật lệ như Ralph, lẫn không sa ngã thành thú vật như Jack. Như từng nhắc trong Kwangya escape part 2, thì Saint John cũng là một thủ lĩnh tinh thần mang các đặc điểm tương tự: nhạy cảm song lại hoang dã. Và chẳng ngẫu nhiên đây là một nhân vật rất được yêu thích trong nghệ thuật và là darling của cánh tả.
Lạm bàn, song thực chất thì với tôi, quan niệm về noble savage này chỉ phản ánh một thứ tư duy lãng mạn rất Russeau-esque, coi rằng thiện tính thật sự đến từ sự ngây thơ thuần khiết. Còn thế giới văn minh của người lớn, như của ông sĩ quan hải quân kia, mới là cái ác tối hậu. Trong khi thực tế lịch sử lại ghi nhận không ít lần nhân danh cái thiện tính ngây thơ này, hàng triệu người đã bị ném vào lò lửa và đường đến địa ngục chưa thôi lát đầy ý đồ tốt đẹp.
Sau chót và không kém phần quan trọng, tôi sẽ nói về chi tiết Castle Rock, nơi cư trú của phe ác.
Ai còn nhớ tôi từng nói gì trong Parasite part 4 về “tôn giáo tảng đá” không? Khi đó tôi dịch “hòn đá” - vật được anh bạn của nhà Kim trao tặng từ đầu phim, thành ma tuý. Bởi vì rock là tiếng lóng của ma tuý đá. Suy diễn này cũng khớp với chuyện ông tổ cánh tả mỉa mai tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân. Tuy nhiên, trong lòng tôi khi ấy ko cảm thấy quá hài lòng, thấy suy diễn này có chút trẻ con, hơi có tý cưỡng từ đoạt lý. Dù tôi vẫn biết hòn đá chắc chắn là 1 ẩn dụ quan trọng liên quan đến C và chưa tìm ra một giải thích nào khả dĩ hơn.
Sau đó thì ở dưới bài part 4 ấy, có một bạn comment phỏng đoán hòn đá có lẽ là để khớp với câu trong Phúc âm Mathew 16:18 là “On this rock I will build my church”. Khi đó thì tôi chưa biết tầm quan trọng của câu này, nên có ghi nhận ý đó song chưa khẳng định.
Đến giờ nhờ tiểu thuyết Ch** ruồi, tôi mới có thể quay về Parasite và chắc chắn rằng, liên tưởng của bạn kia là đúng. Rằng chi tiết hòn đá chính là tham chiếu đến câu kia trong Phúc âm của Mathew. Nhờ Chúa ruồi, ta sẽ biết câu Kinh Thánh này là một tín niệm quan trọng mà cánh tả sẽ tập trung đả kích. Cụ thể là, cái Castle Rock được xây trên một vỉa đá đó, nơi cư trú của Jesus Jack và đồng bọn giáo hội Roger đó, không nghi ngờ gì nữa tham chiếu câu này và do đó ngụ ý về Nhà thờ Công giáo.
Trong một phản tỉnh bất ngờ mà vẫn vừa vặn, thì tuy rock ở Parasite giờ không nghĩa là ma tuý nữa, nhưng thử nghĩ coi, liệu có ngẫu nhiên các loại ma tuý mới lại được đặt tên là rock, và ngẫu nhiên mà những người nghiện được gọi là các stoner hay không? Cho nên rock không phải là ma tuý nhưng thực ra, vẫn chính là ma tuý vậy.
Đến đây thì tôi bỗng nhận ra một điều nữa, vai Roger mà ở trên tôi hơi ngờ là đại diện giới trí thức tăng lữ kia sẽ đúng là đại diện cho giới trí thức tăng lữ. Mà cụ thể ở đây, còn đại diện cho một trí thức tăng lữ có lẽ xếp vào có ảnh hưởng nhất với sự phát triển của C.
Không ai khác, đại diện cho chính St.Peter - chính là người mà Jesus đã nhắn nhủ câu Phúc âm trên
“You are Peter (petros) and on this rock (petra) I will build my church.”
Sự thật lịch sử là P.et.er có đóng góp lớn lao trong sự hình thành nhà thờ, cái tổ chức lớn mạnh nhất của C; cũng như, nhiều thuyết coi P.e.ter là tác giả chính của Kinh Thánh, văn bản chính thống nhất của C từng được xếp vào cuốn sách nổi tiếng nhất trên toàn thế giới.
Thế còn sự thật của Chúa ruồi thì sao?
Tên cái nền “rock” đó, đã dựng nên nơi trú ẩn cho phe ác.
Cũng như với sự trợ giúp đắc lực của Roger-Peter-Petros-Rock, từ đây đã dựng nên cái đế chế thu nhỏ của Jack và đồng bọn.
Kết thúc truyện, Jack đốt cháy rừng định giết Ralph, song lại vô tình báo hiệu cho máy bay đi qua và rồi có người đến cứu đám trẻ nơi hòn đảo này. Tại đây, với sự xuất hiện của viên sĩ quan hải quân Anh mà đập vào mắt là các biểu hiện của văn minh như cái mũ có gắn phù hiệu, vai có ngù, hàng cúc vàng, bộ quần áo vải lanh trắng, những đứa trẻ như sực tỉnh khỏi cơn mê, bàng hoàng nhận ra những gì chúng đã kịp làm với bản thân và với nhau. Sự bàng hoàng ấy bắt đầu từ Ralph rồi lan ra như lửa lan trên trảng cỏ, rồi tất cả những đứa trẻ ấy, trần truồng, bẩn thỉu, hoàn toàn vỡ vụn, cùng gào khóc cho sự ngây thơ đã chết.
Ở đây, ta sẽ còn bắt gặp ẩn ý hứa hẹn một thế giới còn tàn ác hơn đang chờ đón lũ trẻ, qua ánh nhìn của viên sĩ quan về chiếc tàu tuần dương ở ngoài xa. Thế giới văn minh dường như cũng chính là một hòn đảo rộng lớn hơn, cũng có các Jack, Roger, Piggy, Ralph, Sam, Eric, và Simon với các quy luật cạnh tranh tàn khốc và những giết chóc quy mô khủng khiếp của những người lớn, chứ không chỉ là một “trò chơi chiến tranh” của bọn trẻ con sống ở nơi hoang dã.
Toàn bộ đoạn trên, với tôi, chính là một phiên bản dài hơn, giàu tính thời sự song ít giá trị trường tồn hơn, so với câu chuyện giản dị sau trong Kinh Thánh:
Adam và Eve ăn trái tri thức trong vườn địa đàng.
Từ giây phút ấy, họ nhận ra sự trần truồng của mình, và thấy xấu hổ.
Tuy nhiên, nếu đọc nhiều các bài antiC của tôi, có thể bạn cũng sẽ dần nhận ra, khác biệt lớn nhất giữa anti C và C, hệt như khác biệt giữa 6 và 7, luôn nằm ở mẩu cuối cùng. Câu truyện của Chúa ruồi sẽ chỉ dừng ở sự vỡ vụn và gào khóc, còn trong câu truyện của Kinh Thánh, trần truồng hay xấu hổ chỉ mới là tiền đề.
Bắt đầu giống nhau là sự sa ngã, nhưng các tác phẩm anti C chỉ dừng lại ở nếu không than vãn bi quan thì cũng là bất mãn kích động trước “các bất công tàn ác của thế giới”. Trong khi đó, Kinh Thánh lại đề xuất một kế hoạch cứu chuộc, một con đường để dù thế giới này đầy xấu xa, cuộc đời này đầy bất toàn, con người này đầy phản trắc, chúng ta vẫn luôn có một sự lựa chọn nỗ lực đi xuyên qua tất cả những rác rến hay khổ đau, ruồi nhặng hay quái vật, để đạt tới phiên bản tốt nhất mình có thể.
Nói cách khác, anti C offer nếu không phải một bản năng thú vật kiểu S*tan, một luật lệ khô cứng kiểu Jehovah, thì cũng chỉ là một cái chết tức tưởi kiểu Saint John The Baptist.
Còn Kinh Thánh thì offer một Jesus.
Và nghĩa là, một sự phục sinh.
Vĩ thanh:
Nói chung, tôi vốn đã dự là Chúa ruồi là anti C rồi nên không có gì bất ngờ, song vẫn thấy thú vị nhất định. Thông qua các tác phẩm anti-C vốn thật giả lẫn lộn này, đôi khi vẫn có cách trích ra vài sự thật, thậm chí vài điều mới mẻ để xem lại cả những kết luận đã từ rất xa xưa.
Nhắc lại không thừa, là những điều rút ra trên đây ko chỉ được suy luận từ trong tác phẩm này, mà là từ tất cả mọi thông tin ngữ cảnh rộng xung quanh, từ những gì tôi biết về C, về anti-C và nhiều tác phẩm anti-C tương tự. Cho nên đừng hỏi là điều gì trong sách khẳng định nó phải là vậy. Hệt như đừng bao giờ hỏi là sao câu “mời bác xơi cơm” có lúc lại chẳng thể phân tích thành mời bác xơi cơm.
Sau chót, thực ra tôi bận nên chỉ định viết tháu một vài đoạn và chẳng sắp xếp gì, chỉ muốn như là ghi chép lại, nhưng khi viết thì cái này kéo theo cái kia lại thành bài.
Và như bao lần, có những thứ thực ra chẳng nhận ra từ đầu, nhưng chính khi viết giúp hệ thống hoá suy nghĩ lại làm ta nhận ra đáp án.
Cho nên có lẽ đôi khi cũng chẳng cần sắp xếp quá. Có lúc, lẽ trái hay rẽ phải chẳng quan trọng, quan trọng là tiếp tục đi rồi nó sẽ đến.
Tóm lại có nên mua về đọc ko chị ?
Hồi trước em tò mò mua quyển này về đọc, xong ngắc ngứ dằng dai mãi không nuốt trôi được đành đem đi cho. Lúc ấy không đủ hiểu biết nhiều để phân tích kỹ thông điệp như chị Châu đâu, em chỉ thấy cực kỳ khó chịu khi tác giả đem bọn trẻ con ra chém giết nhau thôi.