𝐀𝐠𝐚𝐢𝐧, 𝐡𝐨𝐰 𝐝𝐞𝐞𝐩 𝐜𝐨𝐮𝐥𝐝 𝐭𝐡𝐚𝐭 𝐦𝐞𝐭𝐚 𝐛𝐞?
TL; DR: Rất dài, nhiều chữ ít hình. Về trọc phú, meta trọc phú, và original trí thức
Diễn biến:
Anh Hoàng Hối Hận là một kol, được mời dự lễ phát biểu của đại học Fulbright, và cho ra đời bài viết viral mạng mấy hôm nay, bàn về khái niệm “trọc phú kiến thức”.
Từ lâu đã xác quyết, nên tôi chỉ chém ý trên với mấy bạn quen, chứ không định viết dài về anh H và vụ việc “Trọc phú kiến thức”.
Nhưng đến hôm nay tôi nhận ra, vụ việc này lại giúp kéo ra một chuỗi ngớ ngẩn đầy thi vị, liên quan đến khái niệm Bildungph.i.li.ster anh Hoàng dùng và kể ra cũng đáng viết.
Gốc gác là tôi thì chỉ biết từ ph.il.i.stinism chứ ko biết từ Bil.dungs... này, và khi đọc thấy nó cũng chẳng nảy sinh nhu cầu tìm hiểu. Song đến hôm nay đọc bài một chị tên là Vân debunk anh Hoàng ở dưới,
Tôi mới cảm thấy hoá ra ở đây lại lắm khúc mắc vậy, bèn tò mò đi tra thử.
(kể từ đây tôi sẽ:
Gọi tắt Nie.tzsche là N,
Gọi ph. il .i. sti. n .ism lẫn ph. i.l. i.ster là P,
Và gọi Bildungs ... là B,
Đơn giản vì mấy từ này lặp đi lặp lại và gõ hơi đau tay)
Trước tiên, hãy nói về khái niệm P, vốn là một phần của khái niệm B trên.
1. P là gì?
Tôi chưa đọc ai nói về P-ism hay như Nabokov, có thể đọc bài đầy đủ ở link dưới, còn tại đây tôi sẽ chỉ trích lại một câu không quá hay song lại rất dễ hiểu:
https://marcelproust.blogspot.com/2007/01/philistines-and-philistinism.html
𝐴 𝑃 𝑖𝑠 𝑎 𝑓𝑢𝑙𝑙-𝑔𝑟𝑜𝑤𝑛 𝑝𝑒𝑟𝑠𝑜𝑛 𝑤ℎ𝑜𝑠𝑒 𝑖𝑛𝑡𝑒𝑟𝑒𝑠𝑡𝑠 𝑎𝑟𝑒 𝑜𝑓 𝑎 𝑚𝑎𝑡𝑒𝑟𝑖𝑎𝑙 𝑎𝑛𝑑 𝑐𝑜𝑚𝑚𝑜𝑛𝑝𝑙𝑎𝑐𝑒 𝑛𝑎𝑡𝑢𝑟𝑒, 𝑎𝑛𝑑 𝑤ℎ𝑜𝑠𝑒 𝑚𝑒𝑛𝑡𝑎𝑙𝑖𝑡𝑦 𝑖𝑠 𝑓𝑜𝑟𝑚𝑒𝑑 𝑜𝑓 𝑡ℎ𝑒 𝑠𝑡𝑜𝑐𝑘 𝑖𝑑𝑒𝑎𝑠 𝑎𝑛𝑑 𝑐𝑜𝑛𝑣𝑒𝑛𝑡𝑖𝑜𝑛𝑎𝑙 𝑖𝑑𝑒𝑎𝑙𝑠 𝑜𝑓 ℎ𝑖𝑠 𝑜𝑟 ℎ𝑒𝑟 𝑔𝑟𝑜𝑢𝑝 𝑎𝑛𝑑 𝑡𝑖𝑚𝑒.
“Một P là một người trưởng thành mang những thị hiếu có bản chất tầm thường và thực dụng, cùng một đầu óc định hình từ các ý tưởng, lý tưởng khuôn mẫu, sáo mòn của nhóm hay thời đại họ”
Một đặc điểm cần nhấn mạnh là một P không hẳn một kẻ vô học hay thô tục, ngược lại, là một người tuy có thể hướng tới sự có học và có thẩm mỹ, nhưng theo một cách dễ dãi và dần thành phản thẩm mỹ. Chính thế, P khó xuất hiện trong một xã hội nguyên thuỷ. Một kẻ ă.n th.ị.t người thì không phải P. Một kẻ ă.n th.ị.t người mà muốn cái đầu người được nhuộm màu, có lẽ còn bày trên một cái đĩa bạc, thì dầu có nhiều thiên hướng P hơn, vẫn chưa phải là P. Bởi P-ism tiền giả định một nền văn minh đã phải đã tích luỹ đủ lâu để có thể bắt đầu phân huỷ.
Bởi thế cho nên:
The P does not distinguish one writer from another; indeed, he reads little and only what may be useful to him, but he may belong to a book club and choose beautiful, beautiful books, a jumble of Simone de Beauvoir, Dostoevski, Marquand, Somerset Maugham, Dr. Zhivago, and Masters of the Renaissance. He does not much care for pictures, but for the sake of prestige he may hang in his parlor reproductions of Van Gogh's or Whistler's respective mothers, although secretly preferring Norman Rockwell.
Một P thì chẳng phân biệt nổi nhà văn này với nhà văn khác, thực chất hắn đọc rất ít và chỉ cái gì có lẽ hữu ích cho mình, nhưng hắn có thể tham gia một câu lạc bộ sách và chọn những cuốn sách đèm đẹp, một mớ những Simone de Beauvoir, Dostoevski, Marquand, Somerset Maugham, Dr. Zhivago, và các Danh tác thời Phục hưng. Hắn chẳng quan tâm mấy đến hội hoạ, nhưng để cho oai có lẽ sẽ treo trong phòng các bản chép tranh Van Gogh hay mấy bức vẽ mẹ của Whistler, mặc dù thầm ưa Norman Rockwell hơn.
Cái ảnh này để làm gì? Chẳng làm gì cả, Nabokov quá kute, thế thôi
Về cơ bản P là vậy. Quay về bài chị V debunk anh H, thì đầu tiên bài này cũng nói về P như sau:
Nope, người ít học hay thù địch kiến thức hẳn hòi lại không chắc là P.
Lấy chính tác phẩm của Nabokov làm ví dụ.
Lolita, với sở thích âm nhạc mà Humbert phải nhăn mũi coi là đáng lộn mửa, thì tuy đúng là nông cạn và thô tục, lại chẳng phải P.
Mẹ của Lolita, bà goá phụ Charlotte Haze, người mê muội cả nhà biên kịch Claire Quilty lẫn Humbert Humbert, thực chất lại mới là.
Điều này được ẩn ý trong rất nhiều quan sát khi nhân vật này xuất hiện. Một căn nhà mà đây đó bày biện từ Arlèsienne của Van Gogh tới Kreutzer Sonata của Renè Prinet, cái phòng cho chị hầu gái thì được trịnh trọng gọi là “bán thư phòng”, với chủ nhân Charlotte là một phụ nữ mang cặp lông mày tỉa tót “không phải không quyến rũ, thuộc cái kiểu có thể coi như nước ốc của Marlène Dietrich”, bonus thêm thói quen name dropping về những người nổi tiếng và cơ bản mang một cách ăn nói “mà ngôn từ tao nhã của họ có thể phản ánh hội đọc sách hoặc hội chơi bài bridge nào đấy, hoặc bất kỳ lễ nghi chết tiệt nào khác, nhưng không bao giờ phản ánh tâm hồn họ”.
In short, a “stock character”.
Tuy nhiên, để là “stock character”, bắt buộc phải sở hữu một lượng tri thức cùng một khát khao chạm tới văn hoá nhất định. Bởi tuy có lúc P được định nghĩa như anti-intellectualism hay nếu đau bụng uống nhân sâm đọc wiki thì đúng là “thù địch với văn hoá, nghệ thuật, …”, song nếu đọc kỹ thái độ của những người phê phán P ở thời loanh quanh từ N giở đi, ta sẽ thấy chống văn hoá này ko phải giơ tay vung nắm đấm đốt sách chôn nho, mà theo nghĩa đã làm vẩn đục intellectualism. Bởi vì, Quỷ thực sự thì ko phải thứ đối lập với Chúa, Quỷ thực sự là một hỗn hợp lập lờ giữa Chúa và Quỷ.
Tiếp, hãy thử tra về khái niệm tiếng Đức Bildungs... của N mà anh H dịch ra tiếng Việt là "trọc phú kiến thức" và chị V nói anh H hiểu sai N cả.
2. Thế B là gì?
(theo H và theo V)
Anh Hoàng nói:
Và qủa tình Nassim Taleb cũng có viết khá giống và khả năng là anh Hoàng có thuổng từ Taleb thay vì từ N:
Nhưng câu hỏi mấu chốt hơn là:
Có phải mình Taleb nghĩ vậy không?
Có thể anh H đọc từ Taleb, nhưng có chắc là Taleb hiểu sai N hay không?
Hãy xem về cách mà chị V diễn giải lại về khái niệm B của N.
Đầu tiên, theo chị V, đây là cách hiểu hiện đại “thực sự” về B:
Rồi chốt từ các ý, chị tóm lại định nghĩa “thực sự” của N khi đề xuất khái niệm B là như sau:
Nào ta hãy thử tra xem đâu là cách hiểu đúng.
3. Tiếp, B là gì?
(theo N)
Hãy bắt đầu từ từ điển hay là cách hiểu hiện đại “thực sự” trước
Đến đây thấy B cơ bản cũng chẳng khác mấy cách vẫn hiểu về P, với các từ khoá như “petty, bourgeois, self-complacent”, chỉ là một đặc tả vi tế hơn ở đoạn “well-read knowledge”, có lẽ để điều chỉnh cho phù hợp ngữ cảnh nước Đức thời đại Nietzsche. Tóm lại có thể nói tắt là educated P mà cũng chả hao hụt mấy nghĩa.
Khá chắc là thế rồi, dưng thời nay ai lại phát biểu chân lý cô đọng có 3 dòng bao giờ, nên thôi ta đành vào địa ngục bôi trét vài ví dụ nữa. Mà dễ nhất, là truy lại chính nơi N nảy ra khái niệm này, aka, tại bài luận về Strauss: Nhà văn và kẻ thú tội.
Tôi sẽ lấy một bản dịch tiếng Anh, bởi nó đủ tốt. Nếu ai cho rằng một bản dịch tiếng Anh được công nhận rộng rãi mà vẫn không đảm bảo truyền tải đủ về ý nghĩa, điều gì khiến họ tin là một bản dịch tiếng Việt từ tiếng Đức mà hiếm người kiểm chứng nổi, sẽ có khả năng truyền tải đúng hơn?
Đây là link bài luận đó:
David Strauss: the Confessor and the Writer
Trước tiên, hãy cứ lấy đúng đoạn mà chị V trích:
As every one knows, the word "P" is borrowed from the vernacular of student-life, and, in its widest and most popular sense, it signifies the reverse of a son of the Muses, of an artist, and of the genuine man of culture. The Philistine of culture, however, the study of whose type and the hearing of whose confessions (when he makes them) have now become tiresome duties, distinguishes himself from the general notion of the order "P" by means of a superstition: he fancies that he is himself a son of the Muses and a man of culture. 𝗧𝗵𝗶𝘀 𝗶𝗻𝗰𝗼𝗺𝗽𝗿𝗲𝗵𝗲𝗻𝘀𝗶𝗯𝗹𝗲 𝗲𝗿𝗿𝗼𝗿 𝗰𝗹𝗲𝗮𝗿𝗹𝘆 𝘀𝗵𝗼𝘄𝘀 𝘁𝗵𝗮𝘁 𝗵𝗲 𝗱𝗼𝗲𝘀 𝗻𝗼𝘁 𝗲𝘃𝗲𝗻 𝗸𝗻𝗼𝘄 𝘁𝗵𝗲 𝗱𝗶𝗳𝗳𝗲𝗿𝗲𝗻𝗰𝗲 𝗯𝗲𝘁𝘄𝗲𝗲𝗻 𝗮 𝗣 𝗮𝗻𝗱 𝗵𝗶𝘀 𝗼𝗽𝗽𝗼𝘀𝗶𝘁𝗲. 𝗪𝗲 𝗺𝘂𝘀𝘁 𝗻𝗼𝘁 𝗯𝗲 𝘀𝘂𝗿𝗽𝗿𝗶𝘀𝗲𝗱, 𝘁𝗵𝗲𝗿𝗲𝗳𝗼𝗿𝗲, 𝗶𝗳 𝘄𝗲 𝗳𝗶𝗻𝗱 𝗵𝗶𝗺, 𝗳𝗼𝗿 𝘁𝗵𝗲 𝗺𝗼𝘀𝘁 𝗽𝗮𝗿𝘁, 𝘀𝗼𝗹𝗲𝗺𝗻𝗹𝘆 𝗽𝗿𝗼𝘁𝗲𝘀𝘁𝗶𝗻𝗴 𝘁𝗵𝗮𝘁 𝗵𝗲 𝗶𝘀 𝗻𝗼 𝗣
Chú ý đoạn in đậm: Đọc rồi so sánh với bài chị V, bạn sẽ tự hỏi, ủa thế cái ý dưới đây nằm ở chỗ nào trong đoạn trên vậy:
Không phải ý bản gốc của N là ngược lại sao:
”Do đó, chớ ngạc nhiên, nếu ta thường xuyên bắt gặp kẻ này nghiêm nghị phản bác hắn chẳng hề P. “
Well, tất nhiên chuyển ngữ thì vài thứ có thể bị lost in translation. Dưng từ phủ định biến thành khẳng định và tự động chèn thêm cả “chính cống” với “quan trọng hoá bản thân” thì xem ra giống newly invented hơn là lost.
Nói cách khác, chị V debunk anh H là đọc viết lõm bõm rồi xuyên tạc khái niệm của N, dưng thế quái nào chị lại cũng đọc viết lõm bõm rồi xuyên tạc phần phật về khái niệm của N.
À khoan, để nói xuyên tạc cần thêm vài ptich nữa.
4. Sao B lại là B?
(vẫn theo N)
Đầu tiên, tôi thấy hơi lạ là lại dùng đoạn này để đưa ra làm định nghĩa về B. Bởi nó không hề đặc tả nguyên do làm nên kiểu người ấy, chỉ mô tả một vài biểu hiện phái sinh mà cũng hơi và nước thì ướt quá (kiểu như "P là kẻ thiếu văn hoá, còn B thì lại ảo tưởng hắn là hiện thân của văn hoá, và do đó luôn tuyên bố hắn ko phải P" – liệu có ai, dù là P, B, hay non-P alike, mà ko tuyên bố như thế chứ? )
Vậy thì định nghĩa về B thực chất được N làm rõ hơn ở đoạn nào, và tại sao mà chị V lại không trình ra mấy đoạn quan trọng ấy?
Không đi đâu xa cả, hãy đọc thử đoạn văn ngay trước đó, tại đây N mô tả hiện trạng của văn hoá Đức và thái độ của giới học giả:
Tạm dịch:
"Tuy nhiên, nếu đời sống công cộng và riêng tư của chúng ta rõ ràng trống rỗng các biểu hiện của một nền văn hoá đặc trưng và giàu sức sống, nếu hơn thế nữa, những nghệ sĩ vĩ đại nhất của chúng ta, với lòng nhiệt thành và tính trung thực đặc trưng cho sự vĩ đại, đã và đang thừa nhận về sự thật quái dị này- rất ô nhục cho một quốc gia tài năng, thì làm thế nào mà sự hài lòng lại có thể thống trị ở mức độ đáng kinh ngạc như vậy trong giới học giả Đức. Và kể từ cuộc chiến cuối cùng, cái tinh thần tự mãn này càng lúc càng như sắp bùng phát thành những tiếng kêu nô nức và những buổi tuần hành chiến thắng. Trong mọi trường hợp, dường như có một niềm tin phổ biến là chúng ta đang sở hữu một nền văn hóa chân chính, duy chỉ một số ít và đặc tuyển mới nhận ra mâu thuẫn vĩ đại giữa sự hài lòng đắc thắng này với tình trạng thấp kém mà lẽ ra ai cũng thấy. Bởi tất cả những ai nghĩ giống công luận thì đều đã bịt tai bịt mắt. Mâu thuẫn này thậm chí không được công nhận tồn tại. Sao có thể như thế được? Lực lượng nào đủ ảnh hưởng để phủ nhận sự tồn tại này? Loại người nào hẳn đã đạt đến quyền lực tối cao ở Đức đến độ phủ nhận và ngăn cản được sự bộc lộ những cảm xúc mạnh mẽ và giản dị như vậy? Lực lượng này, loại người này, tôi sẽ đặt tên – chính là những kẻ P có văn hoá (B)"
Tiếp, hãy đọc đoạn văn ngay kế đoạn chị V trích, đây mới thật sự là đoạn đả động về bản chất hay nguyên do sinh ra loại người này.
Tạm dịch:
"Do sự thiếu nhận thức này, một B tin rằng "văn hóa" của hắn là biểu hiện hoàn hảo của văn hóa Đức thực sự; và, vì ở mọi nơi hắn đều gặp gỡ các học giả cùng loại, vì tất cả các tổ chức công, cho dù là trường học, trường đại học hay học viện, đều được tổ chức để hài hòa hoàn hảo với trình độ học vấn và nhu cầu của hắn, nên đi đâu hắn cũng mang theo cảm giác chiến thắng rằng hắn là nhà vô địch xứng đáng của nền văn hóa Đức đang hưng thịnh, và hắn đóng khung các kỳ vọng và tuyên bố của mình theo hướng đó."
Tạm dịch:
"Tuy nhiên, giả sử một văn hóa chân thực thì mặc nhiên có sự thống nhất về phong cách (và cũng không thể hình dung ngay một văn hóa thấp kém và thoái hoá mà chưa từng có sự thống nhất nhất định giữa các hình thức đa dạng), thì cũng có thể sai lầm của B xuất phát từ thực tế sau: bởi tại mọi nơi hắn tiếp xúc đều toàn người đúc cùng một khuôn như hắn, hắn kết luận rằng sự đồng nhất giữa tất cả các “học giả” này hẳn là trỏ tới một sự đồng nhất nào đó trong nền giáo dục Đức, và kế đó, là trong văn hoá [Đức].
Mọi nơi xung quanh, hắn chỉ thấy các nhu cầu và quan điểm giống mình, đi đâu, hắn đều thấy bao bọc bởi một vòng tròn quy ước ngầm về mọi thứ, nhất là với các chủ đề về tôn giáo và nghệ thuật. Sự giống nhau bao trùm này, cái tutti unisono này, dù chẳng theo mệnh lệnh thành văn nào, nhưng luôn chực chờ bật ra, vỗ về hắn tin rằng đây hẳn là một nền văn hoá đã phát triển và đang nở rộ.
Nhưng chủ nghĩa P, bất chấp quyền lực và tổ chức có hệ thống, vẫn không hình thành được một nền văn hoá từ hệ thống của nó, thậm chí chẳng hình thành nổi một nền văn hoá thấp kém, mà luôn luôn ngược lại, thiết lập rất vững vàng một sự man di. Bởi vì sự đồng nhất thái độ dễ thấy trong các học giả Đức ngày nay chỉ là kết quả từ sự loại bỏ và phủ nhận có ý thức lẫn vô thức mọi khuôn dạng sáng tạo nghệ thuật lẫn mọi đòi hỏi về một phong cách chân thực.
Trí óc của một P có văn hoá hẳn là phi lý đến buồn thảm, bởi chính thứ mà văn hoá phủ định thì hắn lại coi là văn hoá, và vì biết suy nghĩ logic, hắn lại tiếp tục tạo ra một tập hợp liên kết những sự phủ định này – một hệ thống “phi văn hoá”, thứ mà có thể miễn cưỡng gán cho một “sự thống nhất phong cách” nhất định, miễn là chẳng phi lý lắm nếu coi phong cách được hình thành nhờ sự man di."
Tất nhiên còn dài, nhưng mọi thứ đã khá rõ nên tôi dừng.
5.Verdict
Đến đây thì có thể tóm tắt như sau.
Đoạn 1: Văn hoá Đức tàn lụi. Song chỉ số ít nhận ra, giới học giả Đức vẫn đang tự mãn về một nền văn hoá phát triển. Lực lượng nào đã bóp nghẹt sự thật đó? N tiến tới mô tả lực lượng này, mà ông đặt tên là các B - những kẻ P mà có văn hoá.
Đoạn 2: Là đoạn chị V dịch sai. Đại ý ở đây, P thường hiểu như kẻ thiếu văn hoá nhưng B khác cơ bản với P bởi ảo tưởng hắn là đại diện của văn hoá, còn đến từ một nền văn hoá Đức đang lên, và do đó sẽ mang các kỳ vọng và phát ngôn tương ứng (ở đây hẳn N phê phán David Strauss, tác giả khiến ông viết bài luận này)
Đoạn 3: Sai lầm của B có lẽ bởi hắn gặp toàn các học giả giống mình và ảo tưởng là sự giống nhau này nói lên một hệ giá trị nào đó đã được khẳng định và đang nở rộ. Tuy nhiên thực tế nó lại đến từ sự cố tình hay vô ý loại bỏ các khác biệt. Và sự giống nhau kiểu này không những không chỉ báo cho văn hoá, mà ngược lại chỉ báo sự man di.
[precaution: Trên là lời N do tôi tóm tắt lại. Còn cá nhân tôi, một người rất P về lịch sử, thì ko thấy cần đồng ý hay phản đối các sự kiện cách mình vài trăm năm]
Well, đọc đến đây thì ta có thể kết luận là kèo này hoá ra anh H lại gần với định nghĩa của N hơn chị V.
Định nghĩa của N rõ ràng đả phá sự conformity, sameness hay cái tutti unisono (toute unison?) trong chính tầng lớp học giả hàn lâm kinh viện, những người sống trong một echo bubble nên ảo tưởng rằng sự đồng nhất của họ là bảo chứng cho văn hoá phát triển.
Tuy anh H cũng phát biểu điều này theo một cách hơi sến và không phải không tự bôi trét khía cạnh cần lao trải nghiệm, dưng có thể nói là đường hướng của anh H, hay của Nassim Taleb, thì gần N hơn so với ý phản biện của chị V. Định nghĩa của N, và của Nabokov, và của Taleb thậm chí cũng chẳng khác mấy nhau, có chăng mỗi thời target một kiểu P mới dưng abstraction vẫn vậy: chống lại sự sáo mòn và dễ dãi trong tư tưởng
Again, từ Nabokov.
Hơi khó hiểu là chị V dịch sai hay hiểu sai nào mà có thể cho ra mấy cái ý rất out of nowhere kiểu như định nghĩa B là “có kiến thức, có tri thức nhờ quá trình học tự thân, không phải từ môi trường hàn lâm và họ có phần tự hào hơi quá mức về kiến thức của họ”.
Ta hãy tra lại, người được Nietzsche lôi ra làm đại diện tiêu biểu cho khái niệm B, cũng là nguyên do sinh ra cả bài tiểu luận này của ông, là David Friedrich Strauss, một triết gia, nhà văn nhà thần học Đức. Nói cách khác, đích xác là một học giả thuộc intelligentsia, chứ không hề là một nhân vật tay mơ “có tri thức nhờ quá trình học tự thân, không phải từ môi trường hàn lâm” nào cả. Làm sao có thể chém biết từ này và đến cả gốc gác bài luận mà lại hiểu ngược hoàn toàn thành kia được?
Cho nên tự hỏi mấy ý này hay chị V cũng tự invented chứ khó tin là do mistranslated? Và câu hỏi nữa là sao lại chọn phịa ra mấy ý này? Liệu có phải đã đo ni đóng giày cho khớp cái profile của anh Hoàng mà dân tình phong thanh đồn là không được giáo dục có hệ thống hay không? Cái câu biến phủ thành khẳng ở đoạn đầu “thường quan trọng hóa bản thân, coi mình là P chính cống” có vẻ giờ cũng khớp vừa cái sự gieo inception này.
Cơ mà chơi thế không đẹp lắm, đúng không?
6.Final verdict
Các drama mạng cơ bản giống foreplay. Tức là không có gì đáng nói, nhưng lại là tiền đề cho một climatic follow up. Chốt hạ ta có:
1. Anh H thì không đọc N mà có lẽ chủ yếu đọc qua Nassim Taleb, dưng trong một sự tình cờ kỳ diệu lại cũng hiểu không quá sai, tuy nhiên mang xu hướng cực đoan kiểu kích động cần lao chủ nghĩa.
2. Chị V dịch sai và có dấu hiệu xuyên tạc khái niệm B để tấn công anh H.
Anh H, chị V quan điểm ngược nhau song cả 2 người đều coi họ đang nói theo N cả. Xét ra về khoản tầm chương trích cú mà lỡ chân tổ trác thì cả hai đều giống cái vai B mà N đang mô tả, chị V thì có ko fairplay tý khoản dịch sai, còn anh H mới trông rất giống như đóng vai của N, với một cây búa đập bỏ những convention để tạo cơ hội cho cái mới nảy nở; song mặt khác, đoạn cuối trong bài luận trên của N lại dường như mô tả chính những tư tưởng mà trước nay anh này đại diện:
"Trí óc của một P có văn hoá (một B) hẳn là phi lý đến buồn thảm, bởi chính thứ mà văn hoá phủ định thì hắn lại coi là văn hoá, và vì biết suy nghĩ logic, hắn lại tiếp tục tạo ra một tập hợp liên kết những sự phủ định này – một hệ thống “phi văn hoá”, thứ mà có thể miễn cưỡng gán cho một “sự thống nhất phong cách” nhất định, miễn là chẳng phi lý lắm nếu coi phong cách được hình thành nhờ sự man di."
Song chuyện này thì có gì lạ nào khi các con nhang đệ tử của N lại khá giống với điều ông căm ghét? Sự việc này minh hoạ cho một phần lý do tôi chưa bao giờ thích N và càng đọc nhiều lại càng thấy mình ko nên thích.
N nghĩ mọi người có thể là thần, song tuyệt đại chúng ta chỉ là người. Tư tưởng N cổ vũ là một utopia kiểu mới mà chỉ vài người hiểu đúng và không thể thực hành với số đông. Và vì thế, như mọi utopia, nó tất yếu sẽ sinh ra đích xác thứ mà ông kinh tởm.
Trong một sự ngẫu nhiên nữa, nếu như cả anh H hay chị V đều chửi khái niệm B cùng lúc minh hoạ cho khái niệm này, thì có lẽ điều ấy lại nói lên rằng để đối lại, chúng ta cũng cần một chút thông cảm cho B, hay thậm chí thông cảm cho pure P trong cuộc sống, dù cùng lúc cố gắng ý thức tránh trở thành nó.
Bởi vì tuy Charlotte là một phụ nữ có lẽ thiếu thẩm mỹ hay nhàm chán theo lời Nabokov, thì cuối cùng, bà ấy vẫn chưa làm gì quá sai trái để bị khinh rẻ, vẫn là một người mẹ đã thực sự lo lắng cho cô bé Lolita. Còn high elite như H.u.m.b.ert thì cũng để làm gì? Nếu tất cả những gì hắn làm, ngay cả trong những tự sự biện hộ duyên dáng nhất, vẫn lộ ra là đang cướp đi tuổi thơ của Haze D.o.lores.
Sự khác biệt, những điều mới mẻ, để làm gì, nếu như nó phản lại sự sống?
Đến cái lúc mà khác biệt và đập bỏ chỉ for the sake of đập bỏ và khác biệt, thì điều còn lại tất nhiên không phải là một tutti unisono.
Nhưng cũng chẳng bao giờ là một nền văn hoá.
Mà đơn giản, là một nền hỗn loạn man di.
P.S.: Nếu bạn muốn đọc thêm trong tương lai (dù có lẽ còn lâu lắm) thì:
Bonus:
Cho ai vẫn thích đọc thêm về khái niệm này, thì có 4 văn bản/đoạn ở dưới từ 4 bài viết với các diễn dịch khác nhau để tham khảo. Dù thiển ý của tôi là bạn sẽ chẳng cần đọc nhiều hơn cái đoạn chưa đầy 3 dòng trích trong từ điển phổ thông ở đầu bài đâu.
1. https://etheses.bham.ac.uk/id/eprint/5163/1/Green14PhD.pd
2.
3.
4.
Hay quá C
Lol, "quỷ thật sự là hỗn hợp lập lờ giữa chúa và quỷ" -)))